Gút có nguyên nhân chính là do rối loạn chuyển hoá, làm mất cân bằng giữa sự hình thành và đào thải acid uric, từ đó gia tăng đột ngột hàm lượng acid uric trong máu. Vậy có phải khi acid uric máu bị tăng cao là bạn đã bị bệnh gút?
Acid uric là gì?
Acid uric là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa purin có trong thực vật, động vật hoặc trong những thức uống có cồn (rượu, bia). Dưới góc độ sinh hoá, acid uric được xem là một loại acid yếu nên nhanh chóng bị ion hoá thành các tinh thể muối urat hoà tan trong huyết tương, giới hạn hoà tan là 6.8 mg/dl với nền nhiệt độ trung bình là 37 độ C. Nếu nồng độ càng cao thì các tinh thể muối urat này sẽ tạo thành kết tủa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các tinh thể urat không bị kết tủa, có thể do ảnh hưởng của một số chất hòa tan trong huyết thanh.
Phần lớn acid uric trong máu ở dạng tự do, chỉ khoảng dưới 4% gắn với protein huyết thanh. Nồng độ acid uric máu trung bình ở nam: 5,1 ± 1,0 mg/dl (420 μmol/lít); nữ 4,0 ± 1mg/dl (360 μmol/lít). Khi nồng độ acid uric máu vượt qua giới hạn trên được coi là có tăng acid uric. Bình thường, quá trình tổng hợp và bài tiết acid uric ở trạng thái cân bằng.
Tăng acid uric là nguyên nhân gây ra bệnh gút
Trong nước tiểu, acid uric hòa tan dễ dàng. Độ pH trong nước tiểu ảnh hưởng lớn đến sự hòa tan acid uric. Lượng acid uric thải qua nước tiểu là trên 800 mg/ngày. Vì thế, pH càng kiềm sẽ càng thuận lợi cho việc đào thải acid uric, ngược lại, pH nước tiểu càng toan thì càng khiến cho việc đào thải trở nên khó khăn.
Có phải bị tăng acid uric là đã bị bệnh gút?
Thực tế, có rất nhiều người, ngay cả các bác sĩ nếu không có kinh nghiệm chuyên khoa cũng cho rằng, cứ tăng acid uric máu là mắc bệnh gút. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, vì bệnh nhân được xem là đã mắc bệnh gút khi vừa có tăng acid uric máu, đi kèm với sự lắng đọng acid uric và gây tổn thương ở khớp. Do đó, để xác định và chẩn đoán chính xác bệnh gút thì cần dựa vào nhiều yếu tố. Bên cạnh xét nghiệm chỉ số acic uric máu, bệnh nhân cần làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng khác. Một trong những tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh gút là phát hiện có tinh thể hình kim muối urat bị lắng đọng dưới kính hiển vi phân cực.
Việc chẩn đoán bệnh gút dựa theo tiêu chuẩn Bennett và Wood (năm 1968). Bệnh nhân bị gút khi phát hiện các vấn đề sau:
• Hoặc tìm thấy tinh thể urat trong dịch khớp hay trong các hạt tophi.
• Hoặc tối thiểu có trên 2 trong số các tiêu chuẩn sau đây:
- Quá khứ hoặc hiện tại có tối thiểu 2 đợt sưng đau của một khớp với tính chất khởi phát đột ngột, dữ dội, khỏi hoàn toàn trong vòng 7 - 10 ngày.
- Đã từng hoặc đang bị sưng đau khớp bàn ngón chân cái với các tính chất như trên.
- Xuất hiện hạt tophi.
- Đáp ứng tốt với colchicin (giảm viêm và đau trong 48 giờ) trong tiền sử hoặc hiện tại.
• Hoặc tìm thấy tinh thể urat trong dịch khớp hay trong các hạt tophi.
• Hoặc tối thiểu có trên 2 trong số các tiêu chuẩn sau đây:
- Quá khứ hoặc hiện tại có tối thiểu 2 đợt sưng đau của một khớp với tính chất khởi phát đột ngột, dữ dội, khỏi hoàn toàn trong vòng 7 - 10 ngày.
- Đã từng hoặc đang bị sưng đau khớp bàn ngón chân cái với các tính chất như trên.
- Xuất hiện hạt tophi.
- Đáp ứng tốt với colchicin (giảm viêm và đau trong 48 giờ) trong tiền sử hoặc hiện tại.
Các phân tích ở trên cho chúng ta thấy, nồng độ acid uric máu tăng không nằm trong tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gút. Nhưng cần lưu ý rằng: Tăng acid uric máu là một trong những yếu tố nguy cơ cho sự hình thành bệnh gút. Vì vậy, khi bạn đã bị tăng acid uric thì cần “dè chừng” với bệnh gút nhé!.
Hạ acid uric máu an toàn và hiệu quả bằng sản phẩm từ thảo dược
Lợi ích của việc điều trị tăng acid uric máu làm giảm nguy cơ xuất hiện cơn đau gút cấp đầu tiên. Hạ acid uric máu góp phần hạn chế, ngừng các cơn gút cấp tái phát cũng như biến chuyển thành gút mạn tính có hạt tophi, sỏi thận, suy thận, tim mạch… Tuy nhiên, ở trường hợp tăng acid uric máu không triệu chứng thì còn nhiều tranh cãi. Không có nhiều y bác sĩ ủng hộ việc dùng thuốc hạ acid uric trong trường hợp này. Ngược lại, lợi ích mà thuốc mang lại thì quá ít, trong khi bệnh nhân phải mất nhiều chi phí điều trị cũng như tăng nguy cơ bị tác dụng phụ do dùng thuốc.
Chính từ những bất cập này, xu hướng mới đang được các chuyên gia y tế khuyên khích mọi người lựa chọn là sử dụng sản phẩm thảo dược. Nổi trội trong nhóm sản phẩm này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong. Đây được xem là sản phẩm thảo dược tiên phong trong việc hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả, được bào chế từ thành phần chính là trạch tả, giúp tăng cường chuyển hóa và đào thải lượng acid uric ra ngoài cơ thể, đưa nồng độ này về mức cho phép. Đồng thời, sản phẩm còn kết hợp với các thảo dược quý khác như: Nhọ nồi, ba kích, hạ khô thảo, thổ phục linh, nhàu, hoàng bá, với những ưu điểm vượt bậc, giúp chống viêm, thanh nhiệt, khu phong trừ thấp, tăng cường chức năng gan, thận, tăng cường lưu thông máu để giải quyết triệt để các vấn đề liên quan đến bệnh gút. Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên nên rất an toàn, thích hợp cho quá trình điều trị lâu dài của người bệnh.
Hoàng Thống Phong đã có mặt trên thị trường hơn 10 năm qua, được khẳng định hiệu quả, không gây tác dụng phụ thông qua các nghiên cứu và thực tế người dùng:
+ Kết quả nghiên cứu lâm sàng về tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gút của Hoàng Thống Phong tại Bệnh viện TƯ Quân đội 108. Dưới đây là chia sẻ của chủ nhiệm đề tài nghiên cứu PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh – Nguyên Trưởng khoa A1, Bệnh viện TƯ Quân đội 108:
+ Kết quả nghiên cứu lâm sàng về tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gút của Hoàng Thống Phong tại Bệnh viện TƯ Quân đội 108. Dưới đây là chia sẻ của chủ nhiệm đề tài nghiên cứu PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh – Nguyên Trưởng khoa A1, Bệnh viện TƯ Quân đội 108:
+ Có rất nhiều bệnh nhân đã sử dụng Hoàng Thống Phong cho hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh gút khả quan, bạn có thể tham khảo tại đây.
Với vai trò là những chuyên gia tư vấn, chúng tôi rất mong nhận được những phản hồi của các bạn qua hotline 0917 196 497.
Bích Phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét