Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016

Kết hợp đông tây y điều trị bệnh gút hiệu quả

Dưới góc nhìn của nền y học Tây y, bệnh gút được xếp vào nhóm bệnh lý về xương khớp do rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể. Trong khi đó, theo Đông y, bệnh gút lại là một bệnh lý do ngoại tà xâm nhập vào cơ thể gây bế tắc kinh lạc, tích tụ khí huyết nên gây sưng đau tại các khớp cho bệnh nhân. Đối với người bệnh gút thì phác đồ điều trị kết hợp đông tây y như thế nào, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Điều trị bệnh gút bằng thuốc Tây y

Bệnh gút đã được biết đến từ rất lâu đời tuy nhiên mãi đến cuối thế kỉ thứ XIX mới xác định được nguyên nhân chính xác là do sự rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể. Theo Tây y, bệnh gút được chia ra làm 4 giai đoạn tiến triển bệnh chính là: tăng acid uric không triệu chứng; xuất hiện các cơn đau cấp, tổn thương khớp; không xảy ra cơn đau khớp nhưng vẫn tiếp tục lắng đọng acid uric tại khớp; xuất hiện các cục tophi khi bệnh chuyển sang giai đoạn mạn kèm theo các biến chứng nguy hiểm.
Quan điểm của Tây y về việc điều trị bệnh gút là dựa trên nguyên tắc: giảm nhanh lượng acid uric máu, cải thiện nhanh các cơn đau và chống viêm các khớp do các cơn gút cấp gây ra. Do vậy, thuốc đặc trị bệnh gút thường được sử dụng ở đây bao gồm colchicin – Ức chế thực bào tinh thể urate, kháng viêm giảm đau điều trị các cơn gút cấp; các thuốc chống viêm giảm đau không steroid, thuốc tăng thải acid uric máu như allopurinol… Tuy nhiên những loại thuốc này nếu bị lạm dụng hoặc sử dụng trong một khoảng thời gian dài thì như một con dao hai lưỡi vì có thể gây ra các biến chứng và tác dụng phụ, làm ảnh hưởng nguy hiểm tới các bộ phận khác trên cơ thể như: Gây viêm dạ dày, tá tràng, ức chế hệ thần kinh trung ương, suy thận, xuất huyết tiêu hóa, nhức đầu, rối loạn chức năng gan, sốt, mẩn ngứa, tiêu chảy, dị ứng, suy tủy, viêm mạch máu….

Kết hợp điều trị bệnh gút bằng thuốc Tây y và Đông y

Khác với Tây y, trong y học Đông y, bệnh gút được gọi là thống phong và nguyên nhân gây ra là ngoại tà xâm nhập vào cơ thể làm tắc nghẽn kinh lạc, khí huyết bị tích tụ dẫn đến hư tổn gân cốt từ đó sinh sưng và đau nhức các khớp. Đặc biệt việc điều trị bệnh gút của Đông y thường chú trọng đến từng giai đoạn phát triển của bệnh như số lần tái phát, có sưng đỏ hay không, sự biến dạng của khớp như thế nào nhằm cải thiện sức khỏe một cách lâu dài và hạn chế tối đa tác dụng phụ gây ra nhưng hiệu quả trị bệnh của thuốc Đông y thường đạt được sau một khoảng thời gian dài sử dụng. Ngoài ra, việc điều trị bằng đông y thường không gây ra tác dụng phụ nặng nề.
 
Kết hợp điều trị bệnh gút bằng thuốc Tây y và Đông y để mang lại hiệu quả tốt nhất
Hiện nay, các y bác sĩ đã kết hợp các ưu điểm của các phương pháp điều trị từ hai nền y học này để giúp mang lại hiệu quả cao nhất trong điều trị bệnh gút. Nghiên cứu lâm sàng kết hợp đông tây y trong điều trị gút, tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 do PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh làm chủ nhiệm đề tài. Phác đồ điều trị bệnh được thực hiện trên 27 bệnh nhân gút như sau: sử dụng thuốc Tây y như colchicine 1mg và Diclofenac 25mg để giảm nhanh các cơn đau gút cấp cho bệnh nhân và dùng song song với Hoàng Thống Phong trong khoảng 1 tuần đầu tiên. Sau đó, các bệnh nhân dừng sử dụng thuốc Tây y mà chỉ sử dụng hoàn toàn Hoàng Thống Phong để hỗ trợ điều trị bệnh trong 3- 6 tháng tiếp theo. Các kết quả đã ghi nhận được như sau: “sau 1 tháng điều trị nồng độ acid uric giảm được 59,53 µmol/l, có 88,9% bệnh nhân có nồng độ acid uric máu trở về ngưỡng cho phép, 59,3% bệnh nhân giảm viêm khớp trong 2 ngày đầu và không kèm theo bất kì tác dụng phụ nào.” Hãy cũng lắng nghe những chia sẻ về tác dụng của Hoàng Thống Phong từ PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh:

* Tác dụng của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Bệnh gút sẽ không còn là nỗi lo nếu người bệnh kiên trì tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ kết hợp duy trì sử dụng Hoàng Thống Phong để phòng ngừa tái phát bệnh.
Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ đến số: 0917196497
Tuyết Cơ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét