Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2016

BỆNH GÚT, TĂNG AXIT URIC MÁU VÀ NGUY CƠ TỬ VONG

Qua kết quả nghiên cứu của giáo sư Austin Stack cho thấy rằng, những người mắc bệnh gút hoặc hội chứng tăng axit uric máu có nguy cơ tử vong cao hơn so với người bình thường. Hơn thế, mối nguy này sẽ tăng cao hơn nếu như các đối tượng trên có kèm theo các bệnh lý khác như tim mạch, tăng huyết áp… Vì vậy, người bệnh cần có hướng điều trị phù hợp và nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên để tầm soát các yếu tố nguy cơ, hạn chế những ảnh hưởng xấu cho cơ thể.

Nghiên cứu về mối liên quan giữa bệnh gút, tăng axit uric máu với nguy cơ tử vong

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu lớn công bố kết quả lâm sàng về bệnh gút và hội chứng tăng axit uric máu nhưng cho đến nay vẫn chưa có dữ liệu nào nói rõ về những rủi ro hay tử vong liên quan đến các vấn đề trên. Vì vậy, đây chính là nguyên nhân để giáo sư Austin Stack, trường y Graduate Entry, đại học Limerick tiến hành nghiên cứu này.

Từ dữ liệu của cuộc khảo sát Third National Health and Nutrition Examination Survey (NHANES III), giáo sư Austin Stack đã tiến hành kiểm tra mối liên quan giữa bệnh gút, tình trạng tăng axit uric máu với tỷ lệ tử vong trong thời gian 10 năm của 15.773 người. Trong cuộc khảo sát này đã cung cấp dữ liệu chi tiết về tỷ lệ người mắc bệnh gút, tăng axit uric máu, bệnh tim mạch, các yếu tố nguy cơ khác, cách sử dụng thuốc, cũng như tình trạng còn sống của bệnh nhân đến năm 2006. Đối với những người mắc bệnh gút đã mất trước đó, họ đã phải trải qua một mối nguy cơ tử vong cao hơn 42% so với những người không mắc bệnh, và những người bệnh gút có kèm theo bệnh tim mạch thì có nguy cơ tử vong cao hơn 58% so với những người chỉ mắc bệnh tim mạch. Hơn nữa, trong nghiên cứu đã cho thấy rằng, những người mắc bệnh gút có nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhiều hơn và nhiều yếu tố rủi ro khác hơn so với những người không mắc bệnh gút như đã công bố trước đó. Khi so sánh các yếu tố về độ tuổi, giới tính và chủng tộc, cho thấy rằng những người có nồng độ axit uric cao (> 375 µmol/l) có nguy cơ tử vong cao hơn 77% so với mọi nguyên nhân khác và có nguy cơ tử vong cao hơn 209% so với những người có nồng độ axit uric thấp (0 – 256 µmol/l).

Thậm chí nghiên cứu còn đưa ra nhiều kết quả ấn tượng hơn là đối với những người có lối sống lành mạnh nhưng có tình trạng tăng axit uric máu thì nguy cơ tử vong vẫn cao. Những người không hút thuốc thì có nguy cơ tử vong cao hơn 11%, những người không uống bia rượu thì nguy cơ tử vong cao hơn 15%, những người không thường xuyên luyện tập thể thao thì có nguy cơ tử vong cao hơn 9% mỗi khi nồng độ axit uric tăng 60 µmol/l.

Kết quả còn cho thấy rằng, những người bệnh gút sau khi điều chỉnh các yếu tố nguy cơ về bệnh tiểu đường, tăng huyết áp… thì vẫn có nguy cơ tử vong cao hơn so với những người không mắc bệnh gút. Nói cách khác, mối liên quan giữa bệnh gút, tăng axit uric máu với nguy cơ tử vong là độc lập và có thể xem nó nằm trong một lộ trình nguyên nhân – kết quả, do đó góp phần trực tiếp đến tỷ lệ tử vong cao. Có nhiều bằng chứng cho rằng, tăng axit uric máu có thể làm tăng nguy cơ tim mạch bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua tổn thương thận.

Xu hướng mới trong phương pháp điều trị bệnh gút

Việc phòng ngừa bệnh gút và những hậu quả của nó dựa trên việc hạ nồng độ axit uric máu dưới ngưỡng cho phép (420 µmol/l). Phác đồ điều trị bệnh gút thông thường bao gồm việc sử dụng các thuốc giảm đau chống viêm (colchicine), các thuốc hạ axit uric (alluporinol),… Đối với những bệnh nhân kháng các thuốc trên thì có thể sử dụng các thuốc khác thay thế như febuxostat hay pegloticase….Tuy nhiên, với tất cả các loại thuốc nói trên đều kèm theo những tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể nếu như chúng ta sử dụng lâu dài. Vì thế, theo xu hướng mới hiện nay, để điều trị bệnh gút hiệu quả và hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc tây thì việc kết hợp điều trị theo đông – tây y đang được nhiều người quan tâm đến.

Như trường hợp của thầy giáo Trần Đình Châu, số nhà 41, tổ 12, P. Thạch Bàn, Q. Long Biên, Hà Nội. Vào tháng 3 năm 2008, thầy được chẩn đoán là bệnh gút với chỉ số axit uric trong cơ thể lên đến 641 µmol/l và được các bác sĩ cho uống 6 viên colchicine/ngày để giảm các cơn đau. Nhưng vì tác dụng phụ của thuốc tây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, thầy đã quyết tâm tìm hiểu về bệnh và hướng điều trị bệnh gút phù hợp nhất. Thầy tình cờ được biết đến sản phẩm Hoàng Thống Phong giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gút tốt nên đã kiên trì dùng thì thấy các cơn đau giảm đáng kể và nồng độ axit uric trong cơ thể trở về mức bình thường. Thầy Châu đã tự vạch ra cho mình một phác đồ khoa học và thực hiện nó một cách kiên trì để phòng chống bệnh gút hiệu quả: là khi bị tấn công của các cơn gút cấp thì phải cắt nhanh triệu chứng bằng thuốc tây để giảm đau tức thì rồi sau đó chuyển sang ngay sản phẩm Hoàng Thống Phong để hỗ trợ điều trị lâu dài mà không hại gan thận, dạ dày, ngừa tái phát các cơn gút cấp.

Hoàng Thống Phong hỗ trợ bệnh gút hiệu quả.

Hoàng Thống Phong là sản phẩm thảo dược an toàn, hiệu quả đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 do PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh làm chủ nhiệm đề tài và cho nhiều kết quả tốt. Năm 2015, Hoàng Thống Phong đã được vinh dự nhận được giải thưởng “Sản phẩm, uy tín, chất lượng an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng” do Hội Khoa học Công nghệ lương thực – thực phẩm Việt Nam trao tặng.

Như vậy, từ kết quả nghiên cứu trên thì những người mắc bệnh gút hoặc tăng axit uric máu ngoài việc áp dụng những xu hướng điều trị bệnh hiệu quả, lựa chọn cho mình những thực phẩm tốt, nên thường xuyên kiểm tra những yếu tố nguy cơ khác như về tim mạch, huyết áp, tiểu đường,… để giúp hạn chế những ảnh hưởng xấu đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ đến số 043.7757066 – 083.9770707, hoặc truy cập website: http://benhgut.com.vn

Lan Phương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét