Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

Mối liên hệ mật thiết giữa thận và bệnh gút

Thận và bệnh gút có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau. Người mắc các bệnh lý về thận thì có nguy cơ mắc bệnh gút càng tăng và ngược lại những bệnh nhân bị gút mạn tính thì tỷ lệ mắc các bệnh lý về thận là điều khó tránh khỏi. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu mối liên hệ mật thiết của thận và bệnh gút qua bài viết sau đây.

Tầm quan trọng của thận đối với nguy cơ mắc bệnh gút
Gút là một căn bệnh sinh ra do sự rối loạn chuyển hóa purin và làm tăng acid uric máu, từ đó dẫn đến tình trạng lắng đọng muối urat ở các khớp gây nên các triệu chứng viêm khớp cấp tính là sưng, đau, đỏ, nóng và tình trạng này thường gặp nhất là khi trời về đêm. Acid uric luôn được cơ thể chuyển hóa và sinh ra hằng ngày, khoảng 75% lượng acid uric đó được đào thải ra ngoài cơ thể qua thận. Vì vậy, thận đảm nhận vai trò rất quan trọng trong chuyển hóa acid uric của cơ thể.

Thận và gút có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau
Mọi nguyên nhân làm cho thận giảm đào thải acid uric như các bệnh lý về thận như suy thận, viêm thận, suy giảm chức năng thận,… đều làm tăng nồng độ acid uric máu. Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến bệnh gút còn là do thận không đào thải hết acid uric. Lượng axit uric đưa vào trong cơ thể từ chế độ ăn uống dư thừa đạm quá mức, uống nhiều bia rượu, lạm dụng thuốc lợi tiểu,  hay do di truyền cũng là những yếu tố làm gia tăng bệnh gút. Thận còn là cơ quan chính điều hòa nội môi. Khi thận bị suy yếu thì sẽ gây rối loạn các yếu tố của nội môi như: pH, nồng độ các ion kim loại, nồng độ các muối… tạo ra những điều kiện khác thuận lợi cho quá trình kết tủa của muối urat gây bệnh gút.

Sự ảnh hưởng của bệnh gút đối với thận
Không chỉ khi chúng ta mắc các vấn đề về chức năng thận thì sẽ dẫn đến bệnh gút mà ngược lại khi bị bệnh gút mạn tính thì cũng sẽ dẫn đến nguy cơ chúng ta mắc các bệnh lý về thận. Ở bệnh nhân bị bệnh gút mạn tính, tinh thể muối urat lắng đọng tại các khớp gây hình thành cục tophi và nhiều u cục dưới da dẫn đến sụn khớp bị phá hủy làm teo cơ, bại liệt. Không những thế các tinh thể muối urat còn lắng đọng trực tiếp trong xoang thận, ống thận, các mô thận mà không được bài trừ ra ngoài. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho bệnh gút tiến triển nặng hơn và gây ra biến chứng suy thận, sỏi thận làm tắc đường tiểu, thận bị ứ nước,… khiến thận bị tổn thương và chức năng của thận cũng bị suy giảm.
Mặt khác, nhiều trường hợp không biết thận đang bị tổn thương nên vẫn sử dụng các thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc tăng thải acid uric máu như: nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid, allopurinol, glucocorticoid, … Chính các loại thuốc này đã gây độc cho thận khiến nguy cơ mắc các bệnh lý về thận càng tăng lên hoặc ngày càng trầm trọng. Lúc này, bệnh nhân không chỉ đối mặt với việc điều trị bệnh gút đơn thuần mà vừa phải tập trung tìm ra giải pháp điều trị các bệnh liên quan đến thận. Hơn thế nữa, theo một nghiên cứu tại Hà Lan, những bệnh nhân bị gút ở tuổi trung niên thường dễ bị tăng huyết áp (43%), tăng cholesterol máu (5%) và đái tháo đường (>50%). Bên cạnh đó, suy giảm chức năng gan thận khi bị bệnh gút còn kéo theo các bệnh lý khác về tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp,… Do đó, những tổn thương trên thường kết hợp với nhau tạo thành vòng xoắn bệnh lý khiến sức khỏe của người bệnh ngày càng suy yếu.

Xu hướng điều trị hiệu quả bệnh gút hiện nay
Hiện nay, việc điều trị bệnh gút không đơn giản là giảm nhanh các cơn đau gút tấn công mà phải vừa nhằm mục tiêu làm hạ acid uric máu vừa phải cải thiện và tăng cường chức năng của thận. Dựa trên cơ sở đó, người bệnh gút nên hết sức lưu ý trong việc dùng các loại thuốc Tây y hỗ trợ điều trị bệnh gút vì nếu lạm dụng thuốc Tây lâu dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khiến cho thận cũng như gan, dạ dày bị ảnh hưởng.
Thêm một chia sẻ cho người bệnh gút là bên cạnh việc sử dụng thuốc tây để giảm đau, chống viêm nhanh nhóng thì bạn có thể hỗ trợ điều trị bệnh bằng các sản phẩm thảo dược. Điển hình là sản phẩm Hoàng Thống Phong - một sản phẩm uy tín, đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108, do PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh làm chủ đề tài, kết quả đã ghi nhận như sau: “sau 1 tháng điều trị nồng độ acid uric giảm được 59,53 µmol/l, có 88,9% bệnh nhân có nồng độ acid uric máu trở về ngưỡng cho phép, 59,3% bệnh nhân giảm viêm khớp trong 2 ngày đầu và không kèm theo bất kì tác dụng phụ nào.” 
* Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.
Ngoài ra, trong chế độ ăn uống mỗi ngày người bệnh gút nên kiêng ăn thực phẩm chứa nhiều đạm như hải sản, nội tạng động vật để hỗ trợ điều trị bệnh gút và giảm gánh nặng cho thận.
Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ đến số: 0917196497
Tuyết Cơ.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét